Telegram Web

Từ tháng 5 đến nay, P.Tân Chính (Q.Thanh Khê, TP.Đ&a nakroth

【nakroth】Thanh toán không tiền mặt góp phần bảo đảm vệ sinh ở các phố ăn vặt

Từ tháng 5 đến nay,ánkhôngtiềnmặtgópphầnbảođảmvệsinhởcácphốănvặnakroth P.Tân Chính (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) nhân rộng mô hình thanh toán không tiền mặt ở chợ Tân Chính và các điểm buôn bán thức ăn đường phố trên vỉa hè đường Hải Phòng (đoạn giáp đường sắt).

Tuyến phố ăn uống đường Hải Phòng dài khoảng 1 km, có khoảng 40 điểm ăn uống vỉa hè. Sau khi tuyến phố chuyên doanh thời trang Lê Duẩn đi vào hoạt động, các hộ buôn bán trên vỉa hè được chính quyền P.Tân Chính sắp xếp đưa về khu vực đường Hải Phòng để hình thành "phố ăn vặt" bài bản, quy củ, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Tiếp đó, cùng với phố chuyên doanh Lê Duẩn, các điểm thức ăn đường phố Hải Phòng cũng tiên phong thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không tiền mặt góp phần bảo đảm vệ sinh ở các phố ăn vặt- Ảnh 1.

Một cơ sở thức ăn đường phố thanh toán qua mã QR để người chế biến thức ăn hạn chế tiếp xúc với tiền mặt

NGUYỄN TÚ

Ông Lê Hồng Nam, Chủ tịch UBND P.Tân Chính, cho biết qua gần nửa năm triển khai, dù thời gian đầu còn bỡ ngỡ nhưng đến nay tiểu thương, bà con buôn bán thanh toán không tiền mặt khá thuần thục và ủng hộ bởi tính tiện lợi của phương thức này.

"Chính quyền P.Tân Chính và các đơn vị phối hợp đã trang bị hạ tầng đầy đủ như mã QR, hướng dẫn người buôn bán cài đặt, sử dụng các ứng dụng cũng như bảo mật thông tin tài khoản. Thời gian đến, chúng tôi tiếp tục vận động, tuyên truyền để người tiêu dùng hình thành thói quen và thường xuyên sử dụng", ông Lê Hồng Nam nói.

Chị Nguyễn Thị Ánh (ngụ P.Tân Chính) chia sẻ, cũng như các tiểu thương khác, chị thường xuyên chuyển khoản trả tiền, không phải lo chuẩn bị tiền mặt, nhất là tiền lẻ để đi chợ, mua đồ. Thanh toán không tiền mặt còn có sao kê, tránh mâu thuẫn, tranh cãi với bạn hàng về việc đã thanh toán hay chưa.

Đối với phố ăn vặt Hải Phòng, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tiền mặt vẫn được dùng chủ yếu trong mua bán thức ăn đường phố. Đa phần tiền mặt lưu hành qua tay rất nhiều người, nhiều nơi, bề mặt bị nhiễm bẩn, ẩn chứa rất nhiều loại vi sinh vật có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

Trong khi đó, đặc thù thức ăn đường phố hạn chế diện tích, đa phần không có nơi rửa tay. Nhiều nơi người chế biến thức ăn không mang găng tay hoặc mang găng tay nhưng vẫn tiếp xúc tiền mặt để nhận, thối tiền cho khách... càng gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

"Thậm chí có lúc người mua, người bán trao đổi tiền mặt để rơi rớt hay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm. Từ đó, dẫn đến lây nhiễm vi sinh vật từ tiền mặt sang thực phẩm, nguy cơ cao có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm", ông Nguyễn Tấn Hải nói.

Do đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đáng kể hạn chế tiếp xúc với một nguồn lây nhiễm vi sinh vật, giảm thiểu các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc

Một điểm thức ăn đường phố khác là phố ăn vặt Nam Ô (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) cũng khuyến khích người dân, du khách thanh toán không dùng tiền mặt. Ngay từ khi đi vào hoạt động hồi tháng 5.2023, phía ngân hàng đã hỗ trợ 50 hộ kinh doanh trang bị mã QR dán trước các xe bán hàng.

Chị Lê Lương Hồng Liên (ngụ tổ 54 P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu) chia sẻ, với lượng khách đông, quầy nước giải khát của chị phục vụ không ngơi tay nên việc thanh toán không tiền mặt giúp chị tiết kiệm thời gian, đỡ phải chuẩn bị nhiều tiền lẻ để thối, vừa đảm bảo thức uống sạch sẽ cho khách.

Thanh toán không tiền mặt góp phần bảo đảm vệ sinh ở các phố ăn vặt- Ảnh 2.

Việc thanh toán không tiền mặt đang được nhân rộng ở các điểm thức ăn đường phố, phố ăn vặt

NGUYỄN TÚ

Ông Nguyễn Tấn Hải chia sẻ, chuyển đổi số trong kinh doanh thực phẩm nói chung và thức ăn đường phố nói riêng (trong đó khuyến khích thanh toán không tiền mặt) còn phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm. Nhất là việc lưu trữ các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có sự cố, hoặc xử lý các hành vi gây mất an toàn thực phẩm qua phản ánh của thực khách.

Qua đó, có thể nghiên cứu, tích hợp ứng dụng trên điện thoại để người dân vừa thanh toán điện tử vừa truy xuất nguồn gốc thực phẩm, phản ánh thông tin về thực phẩm. Hiện nay, các tuyến phố chuyên doanh ăn uống khác cũng đang nhân rộng mô hình này, như tuyến Phạm Hồng Thái, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Văn Trứ… ở Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng).

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap